Cách để giao tiếp lưu loát không còn ấp úng nữa

Sau khi đã làm xong bài tập trên, giờ thứ bạn cần là loại bỏ những khoảng ấp úng, ngăn cho chúng không thoát ra khỏi miệng nói.

Trong những cuộc đối thoại giao tiếp, những từ như “à”, “ừm” thường xuyên xuất hiện. Chúng giống như những nhịp nghỉ để ta kịp suy nghĩ về những gì sẽ nói tiếp theo nhưng cũng bộc lộ sự lo lắng, hồi hộp hay thiếu tự tin.

Những khoảng ngừng này làm hỏng thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Cho dù nó là một từ không liên quan hoặc một đoạn dừng quá dài, nó khiến người nghe bị phân tâm và làm mất trọng tâm những gì bạn muốn nói.

Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục được của mình.

Xác nhận được thói quen dùng từ của bản thân

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, bạn cần xác định được thói quen dùng những từ ngập ngừng của bạn.

Cách đơn giản nhất để tìm ra nó là gì, hãy hỏi những người thường xuyên nói chuyện trực tiếp với bạn hoặc hãy thử nói chuyện với một người lạ xem khi ấp úng bạn hay làm gì.

Hãy tập nghe cách bản thân nói chuyện

Nếu bạn muốn “chữa” được căn bệnh ấp úng này, bạn phải chấp nhận tốn công cho những cuộc đối thoại của bản thân.

Mỗi khi gặp ai đó không quen biết hoặc nói về những thứ bạn không tự tin, hãy lấy điện thoại ra và ghi âm lại toàn bộ cuộc nói chuyện. Sau đó nghe thật kỹ những đoạn ấp úng của mình.

Chỉ sau một khoảng thời gian nghe, tập luyện… bạn sẽ biết được rắc rối của mình. Và đó chính là thứ bạn cần, sự nhận thức về vấn đề. Bạn phải biết về rắc rối của mình trước khi sửa được nó.

Khắc phục giảm những khoảng ấp úng này

Sau khi đã làm xong bài tập trên, giờ thứ bạn cần là loại bỏ những khoảng ấp úng, ngăn cho chúng không thoát ra khỏi miệng nói.

Cách thức hiệu quả nhất là khi ấp úng, đừng nói gì cả, hã tạo những khoảng trống yên tĩnh. Lúc đầu câu nói có thể sẽ buồn cười nhưng khi bạn quen với những khoảng yên lặng trên, bạn sẽ dần nhận thấy rằng khoảng thời gian yên lặng dần ngắn lại.

Một khi luyện tập đủ, nó sẽ tự động biến mất và bạn sẽ không còn ngại ngùng khi giao tiếp nữa.

Suy nghĩ kĩ trước khi nói và chỉ nói những gì mình nghĩ mà thôi

Ông cha ta có câu “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, trong thực tế cũng vậy, đừng quá tham lam trả lời luôn những gì người khác hỏi.

Khi bạn muốn nói gì với ai đó, hãy nghĩ trong đầu trước xem định nói những gì. Bạn sẽ chỉ mất vài giây để nghĩ thôi và người đối diện sẽ không trách bạn vì điều này đâu.

Một khi đã nghĩ xong, hãy nói toàn bộ những gì mình vừa nghĩ, đừng cố bôi thêm, nói những gì đã chuẩn bị trước mà thôi.

Khi gặp vấn đề, hãy sử dụng khoảng yên lặng giống như phần trên để tiếp tục suy nghĩ. Kết hợp với luyện tập, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tăng cao và những từ “à”, “ừm” sẽ biến mất mãi mãi.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *