10 kỹ năng quan trọng nhà đàm phán cần có

Trưởng nhóm đàm phán phải là người có khả năng ra quyết định. Nó có thể là cần thiết để có một thỏa hiệp một cách nhanh chóng để kết thúc bế tắc.

Bài viết của anh Phạm Quân đăng trong Group Quản Trị và Khởi nghiệp đưa ra 10 kỹ năng không thể thiếu của những nhà đàm phán.

1. Kỹ năng phân tích

Nhà đàm phán hiệu quả phải có những kỹ năng phân tích vấn đề để xác định lợi ích của mỗi bên trong việc đàm phán. Một phân tích chi tiết sẽ xác định được các vấn đề, các bên liên quan và các mục tiêu kết quả.

Ví dụ, trong đàm phán một hợp đồng lao động các vấn đề hay lĩnh vực mà các bên có thể khó hoặc không thống nhất có thể là tiền lương hoặc các quyền lợi khác. Xác định được các vấn đề trước sẽ giúp cho hai bên có thể tìm được một thỏa hiệp chung một cách nhanh chóng.

2. Sự chuẩn bị

Trước khi bước vào một cuộc đàm phán, nhà đàm phán phải có sự chuẩn bị chi tiết và rõ ràng để có thể dễ dàng theo đuổi mục tiêu đề ra. Việc chuẩn bị bao gồm việc xác định mục tiêu chung, mức độ có thể chấp nhận thay thế cho các mục tiêu đã nêu. Ngoài ra, các nhà đàm phán cũng cần nghiên cứu thêm về quá trình các mối quan hệ giữa hai bên trong quá khứ và hiện tại để tìm được vùng thỏa thuận chung về mục tiêu của cả 2 bên.

3. Lắng nghe tích cực

Các nhà đàm phán cần có kỹ năng lắng nghe các bên khác trong khi tranh luận. Lắng nghe tích cực liên quan đến khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể cũng như giao tiếp bằng lời nói. Điều quan trọng là phải lắng nghe các bên khác để tìm ra được vùng thỏa thuận. Thay vì chi tiêu tốn phần lớn thời gian đàm phán cho 1 luận điển duy nhất nào đó như là giá thành sản phẩm mà quên đi những vấn đề khác bên cạnh giá.

4. Kiểm soát cảm xúc

Điều quan trọng một nhà đàm phán cần có là khả năng kiểm soát cảm xúc của mình trong trong quá trình đàm phán. Trong một cuộc đàm phán về các vấn đề gây tranh cãi có thể gây bực bội, hay làm cho mất kiểm soát nên có thể dẫn đến những kết quả không thuận lợi, dễ dàng đánh mất thế manh đàm phán của mình

5. Giao tiếp bằng lời nói

Các nhà đàm phán phải có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với đối tác trong quá trình đàm phán. Hiểu lầm có thể xảy ra nếu các nhà thương thuyết không giao tiếp rõ ràng. Trong một cuộc đàm phán, một nhà đàm phán giỏi phải có những kỹ năng để nêu ra mong muốn cũng như lý luận của mình để đạt được mục tiêu chung.

6. Sự hợp tác và làm việc nhóm

Đàm phán không nhất thiết phải là kịch bản của một bên chống lại với môt bên thứ hai. Nhà đàm phán hiệu quả phải có những kỹ năng để làm việc cùng nhau như một đội và nuôi dưỡng một bầu không khí hợp tác trong quá trình đàm phán. Những người tham gia trong một cuộc đàm phán của cả hai bên cần phải hợp tác cùng nhau để đạt được một giải pháp chấp nhận được cho cả hai bên

7. Giải quyết vấn đề

Các nhà đàm phán cần có khả năng và giải pháp để tìm kiếm một loạt các giải pháp chung cho nhiều vấn đề. Thay vì tập trung vào mục tiêu cuối cùng của mình.

8. Khả năng ra quyết định

Trưởng nhóm đàm phán phải là người có khả năng ra quyết định. Nó có thể là cần thiết để có một thỏa hiệp một cách nhanh chóng để kết thúc bế tắc.

9. Kỹ năng giao tiếp

Nhà đàm phán hiệu quả cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để duy trì một mối quan hệ làm việc với những người cùng tham gia đàm phán. Nhà đàm phán với sự kiên nhẫn và khả năng thuyết phục người khác mà không cần sử dụng các chiến thuật không đứng đắn có thể duy trì một bầu không khí tích cực trong quá trình đàm phán khó khăn.

10. Đạo đức và độ tin cậy

Tiêu chuẩn về đạo đức và độ tin cậy của một nhà đàm phán thúc đẩy một môi trường tin cậy cho các đối tác trong cuộc đàm phán. Cả hai bên đối tác phải tin tưởng rằng bên kia sẽ giữ đúng lời hứa và thỏa thuận. Một nhà đàm phán phải có những kỹ năng để thực hiện lời hứa của mình sau khi việc đàm phán kết thúc.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *