Việc cần làm nhất trong 15 phút trước khi thuyết trình

Hãy để đầu óc của bạn chỉ nghĩ về bài thuyết trình mà thôi, vì vậy, đừng để nó tản mạn, lãng đãng với những thông tin bạn đọc được qua điện

Nếu bạn sắp có buổi thuyết trình quan trọng nào đó, dù là trước vài người hay một khán phòng lên tới hàng trăm, hàng nghìn người thì hãy làm ngay những việc dưới đây trong 15 phút trước khi thuyết trình.

Chắc chắn hiệu quả sẽ làm bạn bất ngờ với một và hoàn hảo.

1. Đi vệ sinh

Thông thường người ta thường nảy sinh nhu cầu vệ sinh cá nhân khi cảm thấy bồn chồn, lo lắng hay bất an. Do đó, trước mỗi buổi thuyết trình, bạn hãy giải quyết nhu cầu cá nhân trước để giải giải thoát cho hệ bài tiết hay giảm bớt tâm lý bất an trong lòng.

Bên cạnh đó, chẳng ai muốn bài thuyết trình bị gián đoạn cả, do vậy để trơn tru từ đầu đến cuối thì đầu tiên bạn phải đi vệ sinh trước.

2. Kiểm tra chính mình trong gương

Đây là việc bắt buộc không nên quên, đừng để lúc lên bục rồi bạn mới nảy sinh hàng tá thắc mắc có gì dính trên răng mình sau khi ăn hay không? Mình sơ vin áo đã gọn gàng chưa? Có chiếc cúc nào “phản chủ” không hay trông mình trong bộ trang phục này, kiểu tóc này có lộ nhiều nhược điểm không?….

Hãy soi gương thật kỹ trước khi bước lên sân khấu, xoay nhiều vòng để chỉnh sửa lại trang phục, đầu tóc, thêm phần tự tin và không còn những lo lắng, bận tâm gì về bản thân nhé.

3. Kiểm tra phòng họp/sân khấu và các thiết bị nghe nhìn

Khi có thuyết trình, đích thân bạn phải là người đến sớm trước đó để bao quát, kiểm tra lại toàn bộ phòng họp/sân khấu và các thiết bị nghe nhìn cũng như công cụ hỗ trợ, giấy tờ, bản thảo, bản photocopy… cho buổi nói đã đầy đủ và trơn tru chưa.

Bạn nên check xem ánh sáng, đèn điện, chuẩn bị nước, đồ ăn nhẹ nếu có và tài liệu có gì phải sửa không để chắc chắn không có lỗi nào xảy ra trong quá trình bạn đang nói.

4. Tập hít thở sâu

Hít thở sâu có vai trò khá tốt trong việc giúp bạn lấy lại thăng bằng, khoan khoái và tăng ôxi cho não, giúp bạn tỉnh táo hơn. Bạn có thể tập hít thật sâu lồng ngực, giữ trong vài giây rồi thở ra bằng miệng, điều này sẽ giúp tâm trạng tốt hơn.

5. Tập trung vào những hình ảnh, suy nghĩ tích cực

Tâm trạng ảnh hưởng khá nhiều đến buổi thuyết trình, do đó khuyến khích bạn nghĩ đến những hình ảnh, suy nghĩ tích cực, tốt đẹp, tươi vui thay vì những điều khiến bạn buồn và bận tâm, tốt nhất hãy xóa nó ra khỏi tâm trí và vui tươi lên.

6. Vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể bạn bớt mỏi mệt và nhanh nhẹn, linh hoạt hơn. Do đó bạn nên vươn vai, nghiêng người, tập những động tác nhẹ nhàng để khởi động cho cơ thể trước khi phải thuyết trình đầy mệt mỏi và căng thẳng.

7. Thay vì ngồi, đứng lên 5 phút trước khi khi bắt đầu thuyết trình

Đứng lên sẽ khiến bạn chủ động hơn và sẵn sàng cho buổi thuyết trình, ngồi sẽ không có được sự chủ động và nhiệt huyết đó. Khi đến giờ, bạn sẽ hào hứng bước vào khán phòng và hòa mình với bài nói thay vì uể oải đứng lên và đi vào.

8. Tránh xa điện thoại và các thiết bị giải trí

Hãy để đầu óc của bạn chỉ nghĩ về bài thuyết trình mà thôi, vì vậy, đừng để nó tản mạn, lãng đãng với những thông tin bạn đọc được qua điện thoại hay các thiết bị giải trí khác, đặc biệt khi những thông tin đó là tin tiêu cực, buồn đau…

9. Cởi mở, tiếp xúc chào hỏi khán giả trước buổi thuyết trình

Trước khi thuyết trình, nên đi khắp phòng để bắt tay, chào hỏi thân mật, giữ thái độ cởi mở với những khách mời tham gia. Việc giao tiếp cởi mở sẽ khiến bài thuyết trình của bạn bớt khô khan, lạnh lùng hơn mà trở nên mềm mỏng, như cuộc trò chuyện thân tình và dễ tạo được thiện cảm cũng như hiệu quả tương tác cao hơn.

10. Hình dung việc “mở màn” trong đầu

Đừng quên nghĩ cách bạn sẽ “mở màn”, bắt đầu bài nói như thế nào. Có thể bằng một câu hỏi, một câu triết lý, trò chuyện như những người bạn hay đưa ra 1 vấn đề, một câu chuyện nào đó liên quan…. Hãy nghĩ cách mở đầu thật lôi cuốn và tập nó thật kỹ để đảm bảo bạn có cách mở đầu bài nói suôn sẻ và thành công nhất.

11. Học cách cười

Trước khi ra bục nói, hãy giữ tâm trạng thật tốt và học cách mỉm cười. Nụ cười khiến khuôn mặt bạn giãn nở, khoan khoái và nó sẽ chi phối suốt quá trình bạn thuyết trình. Trước khi nói bạn cười, trong khi nói bạn cởi mở, cười tươi và kết thúc bằng nụ cười sẽ tạo sự thân thiện và truyền cảm hứng, nhiệt huyết đến người nghe tốt hơn.

12. Uống một ít nước

Nên uống 1 chút nước trước khi thuyết trình để tránh khô miệng và khó chịu, bạn sẽ thấy mình nói dễ dàng và lôi cuốn hơn. Thêm nữa, bạn nên chuẩn bị một cốc nước trong quá trình thuyết trình, nhất là buổi thuyết trình diễn ra trong thời gian lâu.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *